Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng Theo Nghị định 15 (Mới nhất)

Quý công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng? Bắt đầu làm các công trình mà Chủ đầu tư (CĐT) yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì mới tham gia đấu thầu được, mà từ trước tới nay không yêu cầu, có những công ty mới thành lập bắt đầu cũng tìm hiểu về các điều kiện để tham gia hoạt động xây dựng thì cần những gì.
Vậy có các loại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức nào bắt buộc phải có khi tham gia hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực của Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng. Ngoài ra, chứng chỉ này sẽ nêu điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhằm giúp các công ty tiết kiệm thời gian. Viện đào tạo Nuce nhận tư vấn hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Hạng I, Hạng II, Hạng III tại Hà Nội, tp.HCM và trên toàn quốc uy tín, chi phí thấp, thủ tục nhanh gọn. 

Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 quy định rõ tại điều 83 Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

cac loai chung chi nang luc xay dung
Nhà thầu lĩnh vực Khảo sát cần xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng theo lĩnh vực tại điều 83 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP là:

  • a) Chứng chỉ năng lực tổ chức Khảo sát xây dựng; (Xem chi tiết)
  • b) Chứng chỉ năng lực tổ chức Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; (Xem chi tiết)
  • c) Chứng chỉ năng lực tổ chức Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; (Xem chi tiết)
  • d) Chứng chỉ năng lực tổ chức Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; (Xem chi tiết)
  • đ) Chứng chỉ năng lực tổ chức Thi công xây dựng công trình; (Xem chi tiết)
  • e) Chứng chỉ năng lực tổ chức Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
  • g) Chứng chỉ năng lực tổ chức Kiểm định xây dựng;
  • h) Chứng chỉ năng lực tổ chức Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
linh vuc thi cong can xin chung chi nang luc xay dung
Lĩnh vực thi công bắt buộc phải xin chứng chỉ năng lực xây dựng
Theo khoản 1 của điều 83 NĐ 15/2021/NĐ-CP chỉ nói tổ chức phải đủ điều kiện cấp chứng chỉ khi tham gia hoạt động xây dựng nhưng không bắt buộc. Có nghĩa là không phải lĩnh vực nào cũng yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Những lĩnh vực không bắt buộc cấp chứng chỉ năng lực bao gồm:
Theo điều 2 khoản 83 của NĐ 15/2021/NĐ-CP 
Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
Vậy theo điều 2 của khoản 83 thì có 2 lĩnh vực không bắt buộc có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điểm g và h cụ thể
  • Chứng chỉ năng lực tổ chức Kiểm định xây dựng; (Không bắt buộc cấp chứng chỉ năng lực)
  • Chứng chỉ năng lực tổ chức Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. (Không bắt buộc cấp chứng chỉ năng lực)
Tại khoản 3 điều 83 loại trừ một số trường hợp đặc biệt không cần xin chứng chỉ năng lực bao gồm:
Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:
  • a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
  • b) Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
  • c) Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
  • d) Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
  • đ) Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
  • e) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Hiện nay việc xin được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng không khó khăn nhưng phức tạp vì có nhiều yêu cầu khác nhau. Mỗi loại chứng chỉ lại có yêu cầu riêng, chỉ tiêu đánh giá riêng. Mức xếp hạng I, II, III vì thế cũng có thay đổi nhất định.
Ví dụ với tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá bao gồm:
  • Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
  • Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Kinh nghiệm hoạt động xây dựng đối với tổ chức xin chứng chỉ năng lực Hạng I và Hạng II
Nhiều cá nhân, tổ chức vì chưa hiểu rõ nên mất thời gian và tiền bạc hơn mới có thể được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như mong muốn. Thay vì thế, các đối tượng có nguyện vọng có thể tìm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3  tại Hà Nội, TPHCM hoặc các tỉnh thành khác để được hỗ trợ.
Thời gian, công sức và tiền bạc sẽ được giảm bớt mà mục đích vấn được thực hiện như mong muốn. Vậy chẳng có lý do nào mà không thử?
Thông tin trên hy vọng giúp quý vị hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực xây dựng cũng như cách thức xin cấp phù hợp. Chúc quý vị thành công!

#Viện Đào Tạo Quản Lý Xây Dựng - đơn vị chuyên tư vấn hỗ trợ xin cấp chứng chỉ "NĂNG LỰC XÂY DỰNG" hạng I, hạng II, hạng III.
#Bạn đang có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực? Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng uy tín, đáng tin cậy. Hãy liên hệ với Viện Nghiên Cứu Quản Lý Xây Dựng ngay hôm nay.
#Viện Nghiên Cứu Quản Lý Xây Dựng đã tham gia công tác tổ chức và có kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ cấp chứng chỉ năng lực từ những ngày đầu tiên khi Thông tư 17/2016/TT-BXD có hiệu lực. Viện có thể hỗ trợ:
  • #1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực đúng theo quy định
  • #2. Hướng dẫn đánh giá năng lực, phân hạng, phân cấp công trình
Rất mong được sự quan tâm của quý cơ quan cũng như học viên tham gia khóa học để khóa học được thành công và tốt đẹp. 

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Yêu cầu tư vấn

Bản đồ

Liên hệ